Hiện nay, khi các doanh nghiệp cũng như cơ quan đều đã thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng trong các thiết bị điện tử. Thì đây cũng là lúc các cuộc tấn công mạng bắt đầu xảy ra nhiều hơn. Theo báo cáo, hiện nay cuộc tấn công mạng phổ biến nhất là ” Tấn công Teardrop “.
Một tin đáng buồn là ai trong chúng ta cũng có thể trở thành tầm ngắm của các cuộc tấn công. Dù cho chúng ta đã thực hiện các bảo mật đến đâu. Song, chỉ một lần lơ là hay một cú click nhỏ thôi. Nếu không biết cách xử lý kịp thời thì các dữ liệu quan trọng đều sẽ rơi vào tay kẻ xấu. Vậy để bảo mật được kĩ càng hơn, Ersiculo sẽ giúp bạn tìm hiểu về cuộc tấn công mạng này nhé!
Mục Lục
Tấn công mạng Teardrop
Phân tích chung thì tấn công Teardrop là một loại tấn công từ chối dịch vụ ( DoS). Nghĩa là một cuộc tấn công cố gắng làm cho tài nguyên máy tính không khả dụng bằng các cách. Cụ thể nhất là làm mạng hoặc máy chủ ” ngập ” trong các yêu cầu và dữ liệu.
Lúc này chính là lúc kẻ tấn công gửi các gói bị phân mảnh đến cho máy chủ mục tiêu cùng một số lỗ hổng TCP/IP khác. Lúc này máy chủ sẽ không thể tập hợp lại các gói, gây ra hiện tượng quá tải.
Cuộc tấn công Teardrop để lại ảnh hưởng cực lớn
Hầu như các cuộc tấn công mạng đều để lại một ảnh hưởng không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp. Thì cuộc tấn công Teardrop cũng nằm trong một trường hợp không ngoại lệ.
Hiện nay, nhiều tổ chức vẫn dựa vào các hệ điều hành cũ, lỗi thời hoặc chưa thực hiện cập nhật để vá lỗi. Đây cũng chính là mục tiêu rất dễ gặp phải các cuộc tấn công, điển hình là Teardrop.
Chính vì vây, nhằm nâng cao bảo mật. Các doanh nghiệp, cơ quan nên thường xuyên cập nhật hệ điều hành. Nếu cần thiết thì cũng nên sử dụng các gói bảo vệ bảo mật. Ngoài ra, việc nâng cao bảo mật thường xuyên theo các chu kỳ cũng hoàn toàn thiết yếu.
Cách thức hoạt động của cuộc tấn công
Như đã nói ở trên, tấn cuông Teardrop là hành động triển khai TCP/IP hơi khác nhau giữa các nền tảng. Lúc này một số điều hành, các phiên bản Windows và Linux cũ sẽ gặp các lỗi phân mảnh TCP/IP. Các cuộc tấn công Teardrop cũng dựa vào điểm yếu này để tấn công.
Cụ thể như trong một cuộc tấn công Teardrop. Hacker sẽ gửi một gói thông tin bị phân thành nhiều mảnh có chủ địch. Vì các gói mảnh và còn chồng chéo lên nhau. Nên lỗi sẽ băt đầu xảy ra khi thiết bị của bạn cố gắng tập hợp các gói lại.
Teardrop sẽ tận dụng vào sơ hở này để gây nên các sự cố nghiêm trọng trong hệ điều hành hoặc ứng dựng xử lý các tập tin.
Như bạn đã thấy, hiện nay các chiêu lừa đảo xuất hiện rất nhiều khiến ta không lường trước được. Vậy nên, mỗi cá nhân chúng ta đều nên tìm hiểu các nguồn dữ liệu uy tín trước khi thực hiện click vào, không nên truy cập các đường link không uy tín. Đồng thời cũng nên có những kế hoạch dự phòng nhằm bắt kịp tiến độ trong công việc nhé.