Nắng nóng làm tan lớp băng vĩnh cửu ở Siberia giải phóng khí metan dưới lòng đất

0 0
Read Time:4 Minute, 49 Second

Metan là loại khí tồn tại trong lòng đất và dưới đáy biển của hành tinh chúng ta. Khi nó giải phóng thoát ra không khí sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng không nhỏ tới khí hậu toàn cầu. Nhưng chúng ta không có cách nào để cản trở điều đó khi chính con người đang đang tác động làm biến đổi khí hậu và trái đất nóng dần lên. Với đợt nắng nóng năm 2020 vừa qua, nó đã làm tác động tới việc làm tan lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Qua đó, một lượng lớn khí metan từ lòng đất đã thoát ra khiến nồng độ khí này tăng vọt. Hãy cùng tìm hiểu những nghiên cứu khoa học nói gì về hiện tượng này và nó ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống.

Đợt nắng nóng 2020 và lượng khí metan tăng

Theo một nghiên cứu mới đây chỉ ra, đợt nắng nóng năm 2020 ở Siberia đã làm lớp băng vĩnh cửu tan ra. Và giải phóng khí metan từ các mỏ đá vôi sâu có niên đại hàng trăm triệu năm. Một nhóm các nhà địa chất tại Đại học Bonn đã bắt đầu điều tra tác động của đợt nắng nóng năm 2020 bằng cách so sánh sự phân bố theo không gian và thời gian của nồng độ khí metan trong không khí trên khắp miền bắc Siberia.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng khí metan tăng lên. Sau đợt nắng nóng có liên quan đến quá trình cấu tạo tạo đá vôi từ thời Cổ sinh. Tức khoảng 541 triệu đến 251 triệu năm trước. Vùng đất nơi Bán cầu bắc này đã bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ từ thời xa xưa. Nhưng khi lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan ra khi nhiệt độ tăng lên. Giải phóng khí CO2 và metan sẽ làm khuếch đại hiệu ứng nhà kính và bầu khí quyển ngày càng nóng lên.

Lượng khí metan tăng lên
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng khí metan tăng lên

Tiến sĩ Nikolaus Froitzheim giải thích: “Khí metan đặc biệt nguy hiểm. Vì khả năng làm Trái Đất nóng lên của nó cao hơn nhiều lần so với khí CO2”. Các nghiên cứu trước đây dự đoán. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ lớp băng vĩnh cửu sẽ chỉ đóng góp khoảng 0,2 độ C. Vào sự nóng lên toàn cầu trong suốt thế kỷ này. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, các tính toán về phát thải khí nhà kính. Liên quan đến lớp băng vĩnh cửu dường như đang bị đánh giá thấp.

Các nghiên cứu về sự phát thải khí metan

Nghiên cứu trước đây chỉ tính đến lượng khí thải. Từ sự phân hủy của chất hữu cơ trong đất đóng băng vĩnh cửu. Còn nghiên cứu hiện tại xem xét nồng độ khí metan trong không khí. Sử dụng phương pháp quang phổ và bản đồ địa chất từ dữ liệu vệ tinh. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy nồng độ khí metan tăng cao đáng kể ở hai khu vực phía bắc Siberia. Đó là vành đai nếp gấp Taymyr và vành đai Siberia Platform. Ở những vùng này, quá trình hình thành đá vôi có tuổi đời lên đến 541 triệu năm.

Nồng độ tăng cao ở hai khu vực này xuất hiện trong đợt nắng nóng khắc nghiệt. Vào mùa hè năm 2020 và kéo dài trong nhiều tháng sau đó. Tiếp theo, các chuyên gia cần xác định nguồn gốc phát thải của khí metan. Tiến sĩ Froitzheim cho biết: “Quá trình hình đất ở các khu vực được quan sát rất mỏng đến mức không tồn tại. Khiến cho việc phát thải khí metan từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong đất khó có thể xảy ra”.

Khí metan dưới lớp băng vĩnh cửu
Khí metan dưới lớp băng vĩnh cửu có thể chạm tới bề mặt Trái đất

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng, các hệ thống đứt gãy và hang động trong đá vôi. Vốn bị tắc nghẽn bởi hỗn hợp nước đá và khí hydrat, trở nên dễ thấm khi ấm lên. Tiến sĩ Froitzheim giải thích: “Do đó, khí tự nhiên chủ yếu là metan từ các hồ chứa bên trong. Và bên dưới lớp băng vĩnh cửu có thể chạm tới bề mặt Trái đất.

Mối đe doạ đối với khí hậu toàn cầu

Lượng khí tự nhiên ước tính tồn tại trong bề mặt của vùng Bắc Siberia là rất lớn. Nếu chúng được phát thải vào bầu khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra. Nó sẽ gây ra những tác động khôn lường ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu vốn đang rất căng thẳng. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) mới đây.

Khí metan tích tụ trong tầng đất đóng băng bị tan chảy có thể khiến mặt đất phình to. Sẵn sàng phát nổ bất cứ lúc nào. Các nhà nghiên cứu Nga phát hiện 430 quả “bom khí” khổng lồ có thể phát nổ tạo ra miệng hố lớn ở Bắc Cực. Và đe dọa gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng tới châu Âu. Từ năm 2014 đến nay, 17 miệng hố lớn đã hình thành ở bán đảo Yamal và Gydan thuộc Siberia. Do những vụ phun trào khí methane dữ dội ở lớp đất đóng băng vĩnh cửu bị tan chảy. Miệng hố mới nhất xuất hiện hồi tháng 7/2020 dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

45 + = 50

error: Content is protected !!